CÀ PHÊ ĐĂK MÊ
Cà phê bột 100% nguyên chất của Đăk Mê là sản phẩm được chế biến từ những hạt cà phê chọn lọc trên vùng đất cao nguyên Buôn Ma Thuột. Cà phê Đăk mê sẽ đem lại cho bạn sự sảng khoái và niềm tin trong cuộc sống
 
THÔNG TIN CÔNG TY
LIÊN KẾT FACEBOOK
TIN TỨC Bản in
 
Kỳ 1: Phân tích cung cầu thị trường cà phê
Tin đăng ngày: - Xem: 1406
 
TBKTSG Online) – Thời gian gần đây, hết Tổ chức cà phê thế giới (ICO) rồi tới Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) liên tục công bố những con số dự báo sản lượng cà phê thế giới, trong đó có Việt Nam, khiến nhiều bạn đọc lo lắng. Chuyên trang Nông sản xin giới thiệu bài viết trong hai kỳ của chuyên gia Nguyễn Quang Bình, hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về cung cầu cà phê.

Từ mấy năm nay, thị trường cà phê ngoài nước cũng như trong nước nhiều khi bị khuynh loát cực mạnh bởi các yếu tố đầu cơ tài chính. Các thế lực đầu cơ ấy có thể làm xoay chiều hướng giá, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà tại các sàn giao dịch trên các thị trường kỳ hạn (TTKH) tại các trung tâm tài chính thế giới đang bị các quỹ đầu cơ núp dưới ngôn từ mỹ miều “đầu tư tài chính” xuyên quốc gia khuynh đảo. Còn tại trong nước, số người tham gia mua bán trên TTKH mà ta thường gọi là “mua cà phê trên sàn” hay “hàng giấy” càng lúc càng đông.

Dự báo

Trên TTKH, có 2 loại kinh doanh: một là kinh doanh theo kỹ thuật, loại này không cần phải biết cung - cầu là gì, chỉ nghiên cứu biểu đồ để theo và kéo người khác tin theo, họ không cần biết hạt cà phê thế nào; hai là loại kinh doanh dựa trên các yếu tố cung - cầu nghiêng về mua bán hàng thực (physicals). Rõ ràng, theo cách nhìn ấy, bài này không nhằm phục vụ cho dân chơi kỹ thuật mà giúp sáng tỏ một vài điểm cung - cầu của mặt hàng cà phê thế giới hiện nay.

Tìm cho ra một bài nghiên cứu cung - cầu nghiêm túc, ngẫm nghĩ về nó và có thể sống với nó không phải dễ. Nhất là, trong điều kiện bên nghiên cứu bỏ công bỏ của để sưu tra các con số tương đối đáng tin đối với họ về cung cầu của một ngành hàng, như cà phê chẳng hạn, nhằm dùng cho hoạt động kinh doanh riêng của mình trong một hay nhiều năm, thì tìm một nguồn đáng tin cậy lại càng khó. Song, tất cả các con số nghiên cứu hầu như đều chỉ là ước lượng và thay đổi liên tục chứ không nhất thiết bất di bất dịch từ đầu vụ đến cuối vụ.

Trong thị trường cà phê, có rất nhiều công trình nghiên cứu cung - cầu nói trên, như báo cáo hàng tháng của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), mỗi năm 2 lần có báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), với các hiệp hội ngành hàng tại các nước tiêu thụ…nhằm để phục vụ cho chính bản thân tổ chức mình, đất nước mình. Tại các nước sản xuất, thường ta hay nghe nói có dự báo sản lượng của cơ quan CONAB thuộc chính phủ Brazil, hàng 6 tháng phát hành một lần.

Cứ đến hẹn lại lên, mấy bữa nay, trên thị trường cà phê vẫn còn râm ran dự báo sản lượng của 2 tổ chức, khả dĩ khi họ công bố số liệu, có thể có ảnh hưởng tức thời hay lâu dài đến giá. Chính vì thế, thật dễ hiểu, mỗi tổ chức có một mục đích và công bố các con số ước lượng có thể khác nhau.

Nay, vì không có điều kiện đi sâu, tôi xin mạo muội đưa ra các con số ước lượng sản lượng, tồn kho cà phê trên thế giới cùng nối kết với vài con số của ngành hàng cà phê của nước ta để cùng suy nghĩ.

Tôi xin nói trước, các con số, biều đồ sau đây là những dữ liệu đã được các tổ chức ấy phát hành và các cơ quan truyền thông đại chúng đã đưa ra, song ít khi họ chịu khó kết hợp, làm chúng ta cứ như trong tình trạng nửa thực nửa hư. Và công việc đó, họ để dành cho người đọc và nghiên cứu.

Biểu đồ 1: Dự báo sản lượng cà phê thế giới của ICO (báo cáo tháng 05/11).

Báo cáo mới nhất của ICO cho rằng sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2011/12 có thể đạt 130 triệu bao, giảm 3 triệu bao chủ yếu do Brazil trong chu kỳ vụ “thất” (tại Brazil, người ta cho rằng sản lượng cà phê cứ năm này được thì năm sau mất).

Nay, tôi giả sử con số ước lượng 2011/12 của ICO là 80 triệu bao arabica và 50 triệu bao robusta (do robusta tại Brazil tăng 0,8%), trên biểu đồ ta thấy rõ ràng sản lượng robusta vững hay tăng nhẹ trong khi arabica có dấu hiệu xuống. Nếu ta nối con số của USDA khi họ cho rằng sản lượng cà phê của ta ước đạt 20,6 triệu bao, thì đường biểu diễn sản lượng robusta sẽ nhích lên thêm chút đỉnh ở năm 2011.

Biểu đồ 2: Dự báo sản lượng cà phê thế giới của USDA (báo cáo giữa năm 2011).

Đến cuối tuần trước (24/06), ta có con số dự báo của USDA cao hơn ICO đến 5 triệu bao, ở mức 135 triệu bao. Niên vụ 2011/12, Brazil bước vào “vụ mất” sau một “vụ được”. Nhưng chỉ mất sản lượng arabica. Còn sản lượng robusta tăng cùng với Việt Nam. Cả 2 nước sản xuất cà phê lớn này đã cho thêm 3,7 triệu bao. Đừng nhìn vào con số, ta thấy đường biểu diễn của 2 dự báo có cùng điểm chung, đường biểu diễu robusta lên đều trong khi đường arabica có hình răng cưa, năm được năm mất.

Có một điều đắn đo là con số sản lượng robusta giữa hai dự báo cách nhau quá xa, 5 triệu bao, bằng cả sản lượng robusta của Indonesia! 

Tồn kho

Theo báo cáo tồn kho cà phê của Liên đoàn Cà phê châu Âu, nếu như lượng tồn kho từ tháng 4/2009 đến cuối tháng 4/2011 có đỉnh vào tháng 7 và 8/2009 với gần 17 triệu bao thì đáy của nó nằm tại tháng 11/2010 chừng 10 triệu bao và từ đó nhảy nhanh lên dần, ước đến cuối tháng 5/2011 có thể đã lên mức 12 triệu bao (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3 của tồn kho Liên đoàn Cà phê châu Âu tương hợp với báo cáo của Liffe về lượng tồn kho có giấy chứng nhận (certs), nếu như giữa năm 2009 đã lập đỉnh lúc chừng 390.000 tấn thì đến chừng tháng 9-10-11/2010 lập đáy và sau đó nhanh chóng nhảy lên mức kỷ lục cao nhất từ trước tới nay với trên 400.000 tấn.

Biểu đồ 3: Báo cáo tồn kho của Liên đoàn Cà phê Châu Âu.

Với giá robusta Liffe lên cao trong các tháng 4 và 5/2011, hàng từ khắp nơi đổ về các kho châu Âu nhiều, trong đó hàng robusta từ Việt Nam là chủ đạo. Cứ tạm ước hàng có giấy xác nhận chất lượng Liffe đến nay là trên 400.000 tấn hay gần 7 triệu bao, thì tồn kho theo báo cáo tồn kho châu Âu có thể còn chừng 5 triệu bao. Hãy cho trong 5 triệu bao này có chừng 2 triệu bao là arabica (do arabica giá đắt, dễ rủi ro về giá, dễ xuống cấp nên các nhà kinh doanh và rang xay không dám để tồn nhiều), thì ta có thêm 3 triệu bao robusta nữa.

Như vậy, theo cách suy đoán này, đến cuối tháng 5, ta có tồn kho robusta chừng 10 triệu bao hay 600.000 tấn. Hết sức là ước đoán, do Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu, trên Liffe, hàng đạt chất lượng thường hay chiếm tỉ trọng lớn, trên 70%, nên có thể hàng robusta tồn kho đến từ Việt Nam chiếm chừng 400.000 tấn, tức 2/3 lượng hàng tồn kho ở khu vực này của toàn thế giới.

Biểu đồ 4: Báo cáo tồn kho có xác nhận chất lượng Liffe (certs).

Sự sụt giảm lượng tồn kho tại châu Âu cộng với việc rớt nhanh hàng tồn kho Liffe tại các tháng cuối năm 2010 là một trong những lý do tạo giá robusta Liffe London tăng. Nếu như giá bình quân robusta của Liffe tháng 5/2010 chỉ trên 1.500 đô la/tấn, thì đến tháng 11/2010, đụng mức trên 2.000 đô la, và đến tháng 5/2011 đã là trên 2.650 đô la.

Biểu đồ 5: Giá bình quân robusta Liffe London theo từng tháng (ICO).

Một điều thú vị khi nhìn biểu đồ 5 về giá bình quân robusta Liffe là giá hiện tại (23 đến 27/6) chừng ở mức 2.300 đô la/tấn, thì mức giá ấy tương ứng với đáy của biểu đồ 3 tồn kho theo báo cáo của Liên đoàn Cà phê châu Âu, lúc ấy tồn kho châu Âu chừng 10,3 triệu bao.

Rất có thể, đợt xuống trong các tuần từ 13/6 đến 24/6 là một đợt chỉnh kéo giá xuống do tồn kho tăng ở châu Âu.

Kỳ 2: Ngẫm đến thị trường cà phê Việt Nam

 
Tin tức khác:
Cần thúc đẩy vai trò tích cực của thương lái trong chuỗi ngành hàng cà phê… ()
Cà phê Đăk Mê ()
Giá cà phê tăng mạnh sau “thỏa hiệp” thương mại Mỹ - Trung ()
Trình diễn ly cà phê lớn nhất thế giới từ máy bay ()
Cà phê, nước mắm và... Hồn Việt ()
Tấm bản đồ Việt Nam làm từ những hạt cà phê ()
Đắc Lắc sản xuất cà phê an toàn, tăng giá trị xuất khẩu ()
Cà phê Buôn Ma Thuột ()
Giá cà phê tăng, nhà nhập khẩu hưởng lợi ()
Ý nghĩa Logo ()
Nhận biết - phân biệt cà phê thật ()
Vì sao các đấng mày râu mê cà phê phin ()
CÀ PHÊ PHIN MỘT THÚ CHƠI ĐỘC ĐÁO ()
20 bức tranh chân dung các nguyên thủ được làm từ cà phê ()
7 tác dụng mới của cafe ()
VIDEO CLIPS
Video
Cà phê Đăk Mê
CÀ PHÊ ĐĂK MÊ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0914.068.363

Văn phòng - 02623.890.320
Hôm nay: 269 | Tất cả: 2,657,356