CÀ PHÊ ĐĂK MÊ
Cà phê bột 100% nguyên chất của Đăk Mê là sản phẩm được chế biến từ những hạt cà phê chọn lọc trên vùng đất cao nguyên Buôn Ma Thuột. Cà phê Đăk mê sẽ đem lại cho bạn sự sảng khoái và niềm tin trong cuộc sống
 
THÔNG TIN CÔNG TY
LIÊN KẾT FACEBOOK
TIN TỨC Bản in
 
Ngân hàng cà phê – Giấc mơ có thật
Tin đăng ngày: - Xem: 6506
 

Thực trạng những khó khăn của Nông dân khi đã có sản phẩm

Người nông dân, nói cách khác là 70% dân số Việt Nam, không chỉ phải chịu những nhọc nhằn trong quá trình trồng trọt mà còn phải đối mặt với nhiều rủi ro và biến động khi đã có sản phẩm trong tay. Chúng ta hãy duyệt qua một số khó khăn lớn mà nông dân trồng cà phê và cả những nhà buôn bán cà phê nhỏ là thành phần sát cánh với nông dân, đang gặp phải khi đã có sản phẩm.

Trước tiên, người trồng cà phê phải gửi sản phẩm chưa bán vào các công ty, đại lý vì: không có đủ chỗ để lưu trữ sản phẩm; gửi hàng như một dạng thế chấp để vay cho chi dùng hay kinh doanh khi chưa muốn bán. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến một loạt các công ty, đại lý vỡ nợ và biến mất cùng với số lượng lớn tài sản của nông dân.

Ngoài kiểu mất trắng như trên, có một kiểu mất khác còn nguy hiểm và dai dẳng hơn. Đó là vấn đề chốt giá hàng gửi khi nông dân gửi hàng vào đại lý, đại lý gửi hàng vào các công ty. Bên cạnh những nhà kinh doanh làm ăn có uy tín và nghiêm túc, đã có một số công ty nước ngoài lẫn trong nước cũng cho ký gửi hàng; song thay vì người gửi đáng phải được ưu tiên về giá cả hơn khi bán, vì đây là một dạng cho vay không lãi, nhưng thực tế không phải vậy. Nông dân gửi cà phê khi thấy giá tăng muốn gọi chốt giá thì máy điện thoại của nhiều đại lý ngoài vùng phủ sóng, hoặc họ đưa ra giá mua hàng gửi thấp hơn giá mua trên thị trường cùng thời điểm.

Đây không chỉ là kiểu ăn chặn giá của nông dân mà là một biểu hiện gian lận thương mại . Điều nguy hiểm là vấn đề này đang có xu hướng trở thành phổ biến. Đã đến lúc chúng ta cần đặt câu hỏi, tại sao nông dân biết những điều đó mà vẫn phải gửi hàng? Tại sao điều này xảy ra năm này qua tháng khác mà chúng ta vẫn chưa thoát ra được?

Vẫn chưa hết, điểm qua mức giá mà các công ty hay đại lý đang mua trong ngày trên các trang web, rất dễ nhận thấy giá bán của nông dân cách biệt nhau khá xa giữa các vùng không cách xa nhau là mấy. Thiết nghĩ, trước khi kỳ vọng thế giới phải tham chiếu đến giá của thị trường Việt Nam thì điều đầu tiên chúng ta cần làm là hình thành một chuẩn mực giá cả tại thị trường nội địa. Chưa bình ổn được nước trong ao nhà sao có thể làm dậy sóng ngoài đại dương!

Ngân hàng cà phêgiấc mơ có thực

Định hướng của Chính phủ khi cho ra đời Sàn Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột sẽ giải quyết được tất cả những vấn nạn vừa nêu ở trên, nếu có một số phương pháp kèm theo.

Thứ nhất, kêu gọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư hệ thống kho bãi để chứa hàng tới cấp huyện, ưu tiên cho nhà đầu tư được nhận số hàng trong chính kho hàng ở vùng họ đầu tư khi họ mua hàng từ sàn giao dịch. Kho hàng hoạt động như một ngân hàng cà phê theo quy chế của Chính phủ ban hành, để làm nơi thuận tiện cho nông dân giao hàng ký gửi hay bán và tất nhiên hàng hóa nằm dưới sự điều hành của sàn theo tình hình mua bán và hạn giao.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin điện tử để thông thương giữa chiếc máy điện thoại cầm tay của nông dân với sàn giao dịch, để họ có thể nhận giá hiện hành, ra lệnh bán hàng hay thậm chí ra lệnh mua hàng nếu hàng gửi của họ thỏa điều kiện ký quỹ của sàn.

Thứ ba, tất cả mọi thành phần doanh nghiệp, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, theo điều khoản của sàn hiện nay đều có thể tham gia mua trực tiếp từ nông dân thông qua hệ thống đấu giá của sàn đã có. Đây cũng là mục tiêu chính của sàn nhằm đặt tầm sản phẩm đúng với giá trị thời điểm của nó theo cơ chế tự nhiên của thị trường.

Thứ tư, hệ thống chân rết kho hàng, khi đó do sàn quản lý, chính là người thực hiện giao hàng xô quy chuẩn của nông dân gửi hay bán đến với các nhà máy của người mua theo điều kiện địa lý thuận lợi nhất, không cứ là phải giao hàng cố định tại địa điểm chế biến như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước sẽ có cơ sở để cho ngân hàng cà phê vay vốn bởi nguồn thế chấp của mình. Lúc này, ông chủ thực sự của ngân hàng cà phê chính là nông dân với đủ tư cách và vị thế pháp nhân của mình nhờ vào chính sách của Chính phủ và tài sản rõ ràng của họ.

Tương lai cuộc sống luôn hình thành và phát triển từ những ước mơ của quá khứ. Sao chúng ta lại không xem giấc mơ hiện tại chính là quá khứ của tương lai để mà ước mơ, nhất là điều mà chúng ta đang ngồi tưởng đến thì trên thế giới đã làm từ lâu? Không phải là sao chép nhưng cần học thế giới những gì họ đi trước để làm cho tốt sàn thứ nhất rồi từ đó nhân rộng ra nhiều tỉnh trồng cà phê, lúa, điều, tiêu khác. Một chính sách đúng đắn nhằm hỗ trợ nông dân chính là giúp tăng lượng nông sản có giá trị xuất khẩu và quan trọng hơn cả là góp phần bình ổn tình hình kinh tế cho hơn 70% dân số.

theo: Kinh Vu – Báo Đại Biểu Nhân Dân

 
Tin tức khác:
Cần thúc đẩy vai trò tích cực của thương lái trong chuỗi ngành hàng cà phê… ()
Cà phê Đăk Mê ()
Giá cà phê tăng mạnh sau “thỏa hiệp” thương mại Mỹ - Trung ()
Trình diễn ly cà phê lớn nhất thế giới từ máy bay ()
Cà phê, nước mắm và... Hồn Việt ()
Tấm bản đồ Việt Nam làm từ những hạt cà phê ()
Đắc Lắc sản xuất cà phê an toàn, tăng giá trị xuất khẩu ()
Cà phê Buôn Ma Thuột ()
Giá cà phê tăng, nhà nhập khẩu hưởng lợi ()
Ý nghĩa Logo ()
Nhận biết - phân biệt cà phê thật ()
Vì sao các đấng mày râu mê cà phê phin ()
CÀ PHÊ PHIN MỘT THÚ CHƠI ĐỘC ĐÁO ()
20 bức tranh chân dung các nguyên thủ được làm từ cà phê ()
7 tác dụng mới của cafe ()
VIDEO CLIPS
Video
Cà phê Đăk Mê
CÀ PHÊ ĐĂK MÊ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline - 0914.068.363

Văn phòng - 02623.890.320
Hôm nay: 80 | Tất cả: 2,645,239